Để tưởng nhớ công lao người đã xây dựng nên chùa Diệc hay còn gọi là Diệc cổ tự - Hòa thượng Thích Thanh Hoán, vào ngày 14 tháng 9 (AL) hàng năm, các chư tăng và Phật tử tại thành phố Vinh đều long trọng tổ chức ngày giỗ tổ.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa dưới thời nhà Trần, khu vực chùa Diệc hiện nay chỉ là đồng ruộng có nhiều ao chuôm. Có một năm trời hạn hán kéo dài, ao chuôm khô sạch, dân không có nước tưới. Một hôm người ta thấy có một đàn chim Diệc từ đâu bay về đây và nằm chết la liệt, mọi người kéo nhau ra xem thì trời bắt đầu đổ mưa to. Họ bảo những con Diệc này là do trời phái xuống để giúp dân làm mưa, bèn nhặt xác Diệc và đắp lại thành một gò nhỏ. Ban đêm người ta lại thấy hàng trăm con Diệc bay lên trời... Từ đó, người dân dựng lên nơi đây một ngôi chùa bằng tranh và đặt tên là chùa Diệc. Sau này, chùa Diệc được khởi dựng vào cuối thời Trần và Hòa thượng Thích Thanh Hoán đã được nhà vua sắc phong là người có công lớn này. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Diệc hiện nay vẫn là một trung tâm văn hóa tín ngưỡng quan trọng ở xứ Nghệ. Dù trải qua nhiều biến cố, nhưng chùa Diệc hiện đang dần lấy lại sự huy hoàng của mình, trở thành một trung tâm văn hóa tôn giáo lớn của tỉnh nhà. Và để tưởng nhớ đến công lao của cố Hòa thượng thích Thanh Hoán, vào ngày 14 tháng 9 âm lịch hàng năm, các chư tăng và Phật tử luôn long trọng tổ chức một ngày giỗ tổ trang nghiêm và xúc động.
Trước đó, vào lúc 16h sáng ngày 13.9 âm lịch, tức ngày 1 tháng 11 năm 2017, dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, các Phật tử đã tiến hành nghi thức tụng kinh tại Nghĩa trang Hưng Lộc để thỉnh hương linh Hòa Thượng Thích Thanh Hoán về tại chùa Diệc.
Đúng 8h30 sáng ngày 14.9 AL đông đảo các phật tử đã vân tập về đại điện chùa Diệc dưới sự hướng dẫn của chư tăng, chủ xám của thượng tọa chủ trì, cử hành nghi lễ cúng Phật, giỗ tổ.
Vào lúc 9h30 toàn thể chư tăng và phật tử nhất loạt tụng kinh cầu siêu, tưởng niệm lịch đại chư vị tổ sư Tùng Lâm Diệc Cổ.
Buổi lễ diễn ra một cách nghiêm trang, long trọng trong bầu không khí thành kính, tri ân của toàn thể chư vị chư tăng và phật tử có mặt.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ :
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa dưới thời nhà Trần, khu vực chùa Diệc hiện nay chỉ là đồng ruộng có nhiều ao chuôm. Có một năm trời hạn hán kéo dài, ao chuôm khô sạch, dân không có nước tưới. Một hôm người ta thấy có một đàn chim Diệc từ đâu bay về đây và nằm chết la liệt, mọi người kéo nhau ra xem thì trời bắt đầu đổ mưa to. Họ bảo những con Diệc này là do trời phái xuống để giúp dân làm mưa, bèn nhặt xác Diệc và đắp lại thành một gò nhỏ. Ban đêm người ta lại thấy hàng trăm con Diệc bay lên trời... Từ đó, người dân dựng lên nơi đây một ngôi chùa bằng tranh và đặt tên là chùa Diệc. Sau này, chùa Diệc được khởi dựng vào cuối thời Trần và Hòa thượng Thích Thanh Hoán đã được nhà vua sắc phong là người có công lớn này. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Diệc hiện nay vẫn là một trung tâm văn hóa tín ngưỡng quan trọng ở xứ Nghệ. Dù trải qua nhiều biến cố, nhưng chùa Diệc hiện đang dần lấy lại sự huy hoàng của mình, trở thành một trung tâm văn hóa tôn giáo lớn của tỉnh nhà. Và để tưởng nhớ đến công lao của cố Hòa thượng thích Thanh Hoán, vào ngày 14 tháng 9 âm lịch hàng năm, các chư tăng và Phật tử luôn long trọng tổ chức một ngày giỗ tổ trang nghiêm và xúc động.
Trước đó, vào lúc 16h sáng ngày 13.9 âm lịch, tức ngày 1 tháng 11 năm 2017, dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, các Phật tử đã tiến hành nghi thức tụng kinh tại Nghĩa trang Hưng Lộc để thỉnh hương linh Hòa Thượng Thích Thanh Hoán về tại chùa Diệc.
Đúng 8h30 sáng ngày 14.9 AL đông đảo các phật tử đã vân tập về đại điện chùa Diệc dưới sự hướng dẫn của chư tăng, chủ xám của thượng tọa chủ trì, cử hành nghi lễ cúng Phật, giỗ tổ.
Vào lúc 9h30 toàn thể chư tăng và phật tử nhất loạt tụng kinh cầu siêu, tưởng niệm lịch đại chư vị tổ sư Tùng Lâm Diệc Cổ.
Buổi lễ diễn ra một cách nghiêm trang, long trọng trong bầu không khí thành kính, tri ân của toàn thể chư vị chư tăng và phật tử có mặt.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ :
Ảnh: Phan Đình Thắng
Bài viết: Hồ Trang
(có sưu tầm nguồn từ trang Phật giáo)
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!